top of page

Kiếm tiền đơn giản với mô hình 3 cây nến

  • dautugicomvn
  • Jul 18, 2021
  • 4 min read

Updated: Jul 22, 2021

Mô hình nến Nhật là một trong những bí quyết giúp các nhà đầu tư nắn bắt và thành công trong thị trường chứng khoán. Trong các mô hình nến Nhật không thể không nhắc đến mô hình 3 cây nến.

Mô hình 3 cây nến là gì?

Mô hình 3 cây nến được hiểu đơn giản là mô hình nến Nhật bao gồm 3 cây nến cùng tăng hoặc cùng giảm.

Mô hình 3 cây nến cho chúng ta thấy được một lượng cầu lớn đang dần dần được đẩy vào thị trường, điều này rất có lợi cho các nhà đầu tư.

Mô hinh 3 cây nến chia làm 2 loại: Mô hình nến tăng và mô hình nến giảm.

  • Mô hình ba nến tăng

Mô hình 3 cây nến tăng có tên tiếng anh là Bullish 3 Method Formation. Mô hình này sẽ bao gồm ba thân nến nhỏ màu đỏ nằm giữa hai cây nến dài màu xanh. Hai cây nến xanh dài sẽ bao phủ hết toàn bộ cây nến nhỏ đỏ giảm này. Lúc này, thị trường có sự thay đổi nhẹ, tuy nhiên vẫn nằm trong xu thế tăng giá trước đó. Khi thấy mô hình 3 cây nến này có nghĩa là thấy sự tiếp tục của một xu hướng tăng. Tại đây khi quan sát nến: nến màu xanh dài đầu tiên cho thấy giá đang tăng mạnh, ba cây nến đỏ tiếp theo cho thấy có sự điều chỉnh nhẹ, cây nến xanh dài cuối cùng cho thấy giá tiếp tục tăng trở lại.

  • Mô hình ba cây nến giảm

Mô hình 3 cây nến giảm có tên tiếng anh Bearish 3 method Formation.Mô hình này sẽ là bộ 3 cây nến xanh nhỏ, ba cây nến này nằm gọn trong hai cây nến đỏ dài. Bộ ba cây nến nhỏ này cho thấy sự hồi phục nhẹ từ thị trường sau phiên giảm mạnh nhưng sự hồi phục này không đáng kể. Và nó không thể vượt qua mức giá mở cửa của cây nến đỏ đầu tiên, do sự hồi phục tạm thời nên xu hướng thị trường vẫn tiếp tục giảm.

Một số mô hình 3 cây nến phổ biến

Mô hình 3 con quạ đen - Three black crows

Mô hình 3 con quạ đen là mô hình gồm ba cây nến dài liên tiếp màu đỏ, tạo thành hình bậc thang, có thể có bóng nến ngắn hoặc không.

Mô hình 3 con quạ đen là mô hình nến bắt đầu cho một xu hướng giảm, bởi phe bán đã vượt qua phe mua trong ba ngày giao dịch liên tiếp.

Mô hình 3 chàng lính trắng

Mô hình 3 chàng lính trắng là mô hình nến ngược lại so với mô hình 3 con quạ đen. Mô hình này bao gồm 3 nến tăng liên tục với nến sau đóng cửa cao hơn nến trước. Với mô hình này, các nhà giao dịch nên vào lệnh trong đợt sóng điều chỉnh của xu hướng tăng, bởi nó là tín hiệu cho thấy bên mua đã giành lại vị thế trên thị trường. Ngược lại bên bán thì nên từ bỏ vị thế.

Mô hình nến Three Inside Up

Mô hình Three Inside Up, còn được biết đến với tên gọi là Morning star, là một mô hình đảo chiều theo hướng tăng. Mô hình này không bắt buộc bạn phải có một cây nến Doji nằm giữa hai cây nến tăng giảm hình thành ngay bên cạnh. Các nhà giao dịch vẫn có thể giao dịch khi cây nến ở giữa có thân lớn một chút( chú ý là thân không nên quá lớn so với nến thứ nhất và nến thứ 3).

Chiến thuât áp dụng mô hình 3 cây nến

Để giao dịch thành công khi áp dụng mô hình 3 cây nến, bạn cần có kỹ năng tập trung quan sát vào cấu trúc thị trường nhiều hơn. Vậy chiến thuật để thành công là gì, cùng tìm hiểu nhé.

Bước 1: Xác định xu hướng giảm mà giá đã breakout trước đó

Để xác định chính xác xu hướng của thị trường, các trader có thể sử dụng rất nhiều chỉ báo và công cụ khác nhau, ví dụ như chỉ số ADX, đường EMA, mức hỗ trợ, kháng cự...

Bước 2: Tìm kiếm mô hình 3 cây nến

Nhìn vào biểu đồ, thông qua các dấu hiệu nhận biết, các nhà đầu tư cần tìm kiếm và xác định chính xác mô hình 3 cây nến.

Bước 3: Mua khi có 1 cây nến Breakout đỉnh giá của cây nến đầu tiên.

Bước 4: Đặt điểm chốt lời và cắt lỗ

Nhà giao dịch nên đặt stoploss dưới đáy của cây nến thứ hai. Bởi khi giá breakout qua đáy cây thứ hai có nghĩa là lực cầu bị triệt tiêu hết. Không còn lý do gì để giữ lệnh BUY nữa.

Và chúng ta sẽ lấy mức 50% của con sóng trước làm mục tiêu chốt lời.

Bài viết trên là những kiến thúc cơ bản về mô hình 3 cây nến, hi vọng sẽ giúp ích cho các nhà đầu tư. Chúc các bạn giao dịch thành công!

 
 
 

Comments


  • Facebook
  • Twitter
  • LinkedIn

©2021 by Đầu Tư Gì - Đầu tư tài chính. Proudly created with Wix.com

bottom of page