Chỉ số S&P 500 là gì? Đặc điểm của chỉ số S&P 500?
- dautugicomvn
- Jul 27, 2021
- 3 min read
Chỉ số S&P 500 không còn quá xa lạ gì với các nhà đầu tư chứng khoán trên thế giới. Đây được xem là một trong những chỉ số quan trọng, nó đóng vai trò đại diện cho thị trường chứng khoán Mỹ. Bài viết dưới đây sẽ giúp các nhà đầu tư có cái nhìn tổng quan hơn về chỉ số này.
Chỉ số S&P 500 là gì?
Chỉ số S&P 500 hay còn gọi là Standard & Poor’s 500 Stock Index là chỉ số bao gồm 500 loại cổ phiếu được lựa chọn từ 500 công ty có mức vốn hóa thị trường lớn nhất của Mỹ được niêm yết trên NYSE và NASDAQ.
Chỉ số S&P 500 là một trong những chỉ số khách quan và được quan tâm nhất, rất nhiều nhà đầu tư coi đây là thước đo tốt nhất của thị trường chứng khoán Mĩ cũng như là một chỉ số chủ đạo của nền kinh tế .Ủy ban nghiên cứu kinh tế quốc gia cũng xác nhận giá trị cổ phiếu phổ thông là nhân tố hàng đầu của mỗi chu kì kinh tế.

Sự ra đời của chỉ số S&P 500 là gì?
S&P 500 được phát triển và cập nhật bởi liên doanh S&P Dow Jones Indices, một công ty dịch vụ tài chính thành lập từ năm 1923. Trong đó, chủ sở hữu lớn nhất của Standard & Poor’s là tập đoàn McGraw Hill Financial.
Hãng tín nhiệm Standard & Poor lần đầu công bố chỉ số S&P 500 vào ngày 4/3/1957, đồng thời cập nhật và phát triển nó thường xuyên theo thời gian thực.
Một ủy ban các nhà phân tích, nhà kinh tế của công ty Standard & Poor’s chịu trách nhiệm lựa chọn công ty để đưa vào chỉ số S&P 500 với nhiều tiêu chuẩn riêng.
Tiêu chí để trở thành công ty thành phần của chỉ số S&P500:
Phải đảm bảo các tiểu chuẩn bao gồm:
Công ty phải ở Hoa Kỳ và có vốn hóa thị trường ít nhất là 6,1 tỷ đô la.
Ít nhất 50% cổ phiếu của tập đoàn phải do công chúng nắm giữ.
Giá của mỗi cổ phiểu phải ít nhất 1 đôla.
Công ty phải làm báo cáo thường niên.
Ít nhất 50% tài sản cố định và doanh thu của công ty phải ở Hoa Kỳ.
Cuối cùng, công ty phải có ít nhất bốn quý liên tiếp thu nhập dương.
Cách để tính chỉ số S&P500:
Chỉ số S&P 500 sử dụng phương pháp đo lường vốn hóa thị trường, phân bổ tỉ lệ phần trăm cao hơn cho những công ty có vốn hóa thị trường lớn hơn.
Việc xác định trọng số của từng thành phần trong chỉ số S&P 500 bắt đầu bằng việc tính tổng vốn hóa thị trường cho chỉ số S&P:
Trọng số=(Vốn hóa thị trường của 1 công ty thành phần)/(Tổng vốn hóa thị trường của 500 công ty trong S&P500)
Tính tổng vốn hóa thị trường bằng cách cộng tất cả các vốn hóa thị trường của các công ty riêng lẻ.
Trọng số của mỗi công ty được tính bằng cách lấy vốn hóa thị trường của công ty và chia cho tổng vốn hóa thị trường.
Vốn hóa thị trường của một công ty được tính bằng cách lấy giá cổ phiếu hiện tại và nhân với số cổ phiếu đang lưu hành của công ty.

Ý nghĩa của chỉ số S&P 500:
Các nhà đầu tư chỉ cần tìm hiểu 30 công ty top đầu trong Standard & Poor’s là có thể đại diện cho toàn bộ thị trường. Bởi vì chỉ số S&P 500 được cấu thành từ 500 công ty. Mà các công ty này chiếm tới 70% giá của thị trường chứng khoán trong nước.
Chỉ số này còn phản ứng với các sự kiện chính trị quan trọng. Các điều chỉnh về chính sách kinh tế có liên quan đến lạm phát hay lãi suất cũng sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến giá trị của chỉ số.
Các giá trị của chỉ số này sẽ luôn thay đổi không ngừng theo thời gian. Nhìn vào đó các nhà đầu tư sẽ có cái nhìn tổng quan hơn về thị trường chứng khoán Mỹ. Từ đó đưa ra được những chiến lược phù hợp với thị trường chung.

Comments