top of page
  • dautugicomvn

Công cụ tài chính phái sinh là gì? Vai trò của công cụ tài chính phái sinh

Nếu như bạn là một nhà đầu tư mới tham gia vào thị trường tài chính hay kể cả những nhà đầu tư đã lâu ngày mà muốn hạn chế các rủi ro phải nhận được khi đầu tư thì hãy tìm đến công cụ tài chính phái sinh thông qua bài viết ở dưới đây.


Công cụ tài chính phái sinh là gì?


Công cụ phái sinh là công cụ tài chính mà giá trị của nó phụ thuộc vào một tài sản cơ sở đã được phát hành trước đó. Thông thường công cụ phái sinh là một hợp đồng giữa hai bên nhằm trao đổi một số lượng chuẩn tài sản thực hay tài sản tài chính theo giá xác định trước vào một ngày ấn định trước trong tương lai.

Tài sản cơ sở có thể là hàng hoá, ngoại tệ, chứng khoán hoặc chỉ số chứng khoán. Nếu giá trị của tài sản cơ sở trong hợp đồng thay đổi thì giá trị của công cụ phái sinh cũng thay đổi.

Các tính chất quan trọng cần lưu ý là:

  • Các bên tham gia hợp đồng phái sinh bao gồm bên bán (short position) và bên mua (long position). Trong các hợp đồng phái sinh, bên bán luôn phải thực hiện một nghĩa vụ nhất định đối với bên mua, tại một thời điểm trong tương lai.

  • Các yếu tố cơ bản nhất của một hợp đồng phái sinh: tài sản cơ sở (underlying asset), ngày hết hạn (expiration date), giá thực hiện (exercise price), giá cơ sở (spot price).

  • Việc giao dịch sản phẩm phái sinh cho phép người nắm giữ có khả năng hiện thực hóa lãi/lỗ ngay cả khi họ không nằm giữ tài sản cơ sở, nếu họ chọn hình thức thanh toán bằng tiền (cash settlement – thanh toán phần chênh giữa giá thực hiện và giá cơ sở).

  • Sản phẩm phái sinh có đặc điểm tương tự như các sản phẩm bảo hiểm trong việc quản trị rủi ro, nó hoán chuyển rủi ro giữa các bên tham gia hợp đồng phái sinh. Tuy vậy, bản chất rủi ro vẫn không thay đổi, tức là vẫn luôn được đi kèm với tài sản cơ sở.



Phân loại tài chính phái sinh?


Quyền chọn:

Quyền chọn hay còn gọi là option là một dạng hợp đồng chứng khoán phái sinh (derivative securities) cho phép người nắm giữ nó có quyền mua hoặc bán một khối lượng hàng hóa cơ sở nhất định với một mức giá xác định vào một thời điểm đã định trước. Có hai loại quyền chọn cơ bản: quyền chọn mua (call option) và quyền chọn bán (put option). Các hàng hóa cơ sở này có thể là: cổ phiếu, chỉ số cổ phiếu, trái phiếu, chỉ số trái phiếu, tiền hay hợp đồng tương lai.


Yếu tố xác định giá trị của Quyền chọn:

  • Phí bảo hiểm thời gian phân rã

  • Giá trị nội tại

  • Biến động

Chứng quyền:

Chứng quyền là quyền cho phép nhà đầu tư được mua 1 số cổ phần xác định của cổ phiếu với 1 mức giá xác định tại 1 thời điểm nhất định. Khi tổ chức lại doanh nghiệp hoặc khi doanh nghiệp khuyến khích cổ đông tiềm năng mua thêm trái phiếu hoặc cổ phiếu thì chứng quyền sẽ được phát hành.


Hợp đồng kỳ hạn:

Hợp đồng kỳ hạn (Forward Contract) là sự thỏa thuận giữa 2 bên trong việc mua và bán một tài sản cơ sản tại một thời điểm xác định trong tương lai với một mức giá đã ấn định trước tại thời điểm thỏa thuận hợp đồng.


Hợp đồng tương lai:

Hợp đồng tương lai là sản phẩm chứng khoán phái sinh đầu tiên ra đời trên thị trường. Hợp đồng tương lai là một hợp đồng chuẩn hóa giữa bên bán và bên mua về việc giao dịch một tài sản cơ sở tại một thời điểm nhất định trong tương lai với mức giá xác định trước.


Hợp đồng chênh lệch giá (CFD):

Một hợp đồng chênh lệch giá (CFD) là công cụ tài chính phái sinh dựa trên sự thỏa thuận giữa người mua và người bán đòi hỏi người bán phải trả cho người mua sự chênh lệch giữa giá cổ phiếu hiện tại và giá trị tại thời điểm hợp đồng hết hạn. Ngược lại, người mua phải trả tiền cho người bán nếu mức chênh lệch âm.


Vai trò của công cụ tài chính phái sinh?

Thị trường phái sinh là công cụ tài chính giúp các nhà đầu tư quản lý rủi ro. Nó giúp chuyển rủi ro từ những người đang gặp rủi ro và ngại rủi ro sang những người chấp nhận rủi ro. Vì giá cả công cụ phái sinh chịu ảnh hưởng của trị giá trao ngay của tài sản cơ sở nên chúng có thể được dùng để tăng hoặc giảm rủi ro của việc nắm giữ các tài sản cơ sở ấy.


Thị trường công cụ phái sinh thường có thanh khoản cao hơn thị trường trao ngay. Tính thanh khoản cao của thị trường có được là nhờ khả năng sử dụng đòn bẩy cao của thị trường này, người tham gia chỉ cần một số tiền nhỏ đã có thể tham gia thị trường.


Thị trường tài chính phái sinh là nơi diễn ra hoạt động mua và bán các sản phẩm tài chính phái sinh, với các sản phẩm phổ biến của thị trường phái sinh tài chính như quyền chọn cổ phiếu, tiền gửi có kỳ hạn, hợp đồng hoán đổi … phát triển rất mạnh mẽ với các công cụ phái sinh và thị trường phái sinh đa dạng. quan trọng trong hệ thống tài chính toàn cầu.



1 view0 comments
bottom of page